Lời ru của Thầy
Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này.
Lời ru của gió màu mây
Con sông của mẹ, đường rày của cha.
Bắt đầu cái tuổi lên ba
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bật thềm cuối câu
Thầy không ru đủ nghìn câu
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời
Tuổi thơ em cũng có môt thời
Ước mơ thì rộng như trời ngàn mây
Thanh Mai – Thùy Vân – Bảo Vy
Kính tặng Thầy Vũ Công Đăng
Tìm kiếm Blog này
Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010
Thứ Bảy, 20 tháng 11, 2010
Chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp nhân ngày 20.11
Đạo làm thầy
20/11/2010 0:47
Ngày Nhà giáo 20.11 năm nay đến trong khi hàng trăm trường học ở miền Trung còn chưa khô những vết bùn sau lũ, mỗi học trò đến trường chỉ trơ trọi vài quyển vở cứu trợ trên tay.
Cảm xúc về “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” giữa những ngày này chợt xao động trong lòng mỗi thầy cô.
Dường như cái nghề mà tôi theo đuổi hôm nay bắt nguồn từ thuở học trò. Tôi kính yêu những người thầy đạo cao đức trọng của mình. Ngày ấy, giờ dạy của thầy tuy còn thiếu những giáo cụ trực quan, nhưng chúng tôi đã hào hứng nhận từ thầy những tia nắng đầu tiên của chân trời mênh mông kiến thức. Đó là những bài giảng như “truyền lửa” khiến học trò mê say nuốt từng lời. Tôi yêu nghề, một niềm yêu trong sáng, chân thành.
Nghề cũng yêu tôi, cho tôi niềm vui khi nhìn những học trò. Nhưng dù là niềm yêu thiết tha nhất đôi lúc cũng gợn lên những nỗi buồn… có cớ. Vì quá nôn nóng cải thiện đời sống gia đình, một số ít đồng nghiệp của tôi đã “pha loãng mình nhạt hơn nước ốc” khi bằng mọi thủ thuật tổ chức dạy thêm để tăng thu nhập. Nhà trường đã có hơi hướng thương trường khiến không ít phụ huynh nghèo phải chạy sấp chạy ngửa vào mùa khai giảng. Càng buồn hơn khi không ít giáo sinh ra trường, cầm đơn xin việc chạy khắp nơi nhưng cánh cửa tuyển dụng chỉ thi thoảng mở ra rồi lạnh lùng đóng kín…
Buồn vậy nhưng lòng yêu nghề của hầu hết giáo viên vẫn vẹn nguyên khi nghĩ về những cô giáo trên bản xa heo hút, trong cặp lúc nào cũng đầy đủ kim chỉ vá khâu để những tấm áo học trò bớt mong manh khi mùa đông vùng cao đang đến. Có nơi thầy cô cặm cụi lau từng cái bàn, rửa từng cái ghế, phơi từng quyển sách, nhanh chóng đưa thư viện vào hoạt động sau trận lụt trắng trời để các em có điều kiện củng cố và khơi thông bài học.
Trước những tấm gương đồng nghiệp lặng lẽ mà chí tình như thế, tình yêu sư phạm của tôi và nhiều nhà giáo khác không có lý do gì nguội lạnh, càng không có lý do gì làm mờ đi chữ “Tâm” của đạo làm thầy.
Chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp nhân ngày 20.11
20/11/2010 0:47
Ngày Nhà giáo 20.11 năm nay đến trong khi hàng trăm trường học ở miền Trung còn chưa khô những vết bùn sau lũ, mỗi học trò đến trường chỉ trơ trọi vài quyển vở cứu trợ trên tay.
Cảm xúc về “nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” giữa những ngày này chợt xao động trong lòng mỗi thầy cô.
Dường như cái nghề mà tôi theo đuổi hôm nay bắt nguồn từ thuở học trò. Tôi kính yêu những người thầy đạo cao đức trọng của mình. Ngày ấy, giờ dạy của thầy tuy còn thiếu những giáo cụ trực quan, nhưng chúng tôi đã hào hứng nhận từ thầy những tia nắng đầu tiên của chân trời mênh mông kiến thức. Đó là những bài giảng như “truyền lửa” khiến học trò mê say nuốt từng lời. Tôi yêu nghề, một niềm yêu trong sáng, chân thành.
Nghề cũng yêu tôi, cho tôi niềm vui khi nhìn những học trò. Nhưng dù là niềm yêu thiết tha nhất đôi lúc cũng gợn lên những nỗi buồn… có cớ. Vì quá nôn nóng cải thiện đời sống gia đình, một số ít đồng nghiệp của tôi đã “pha loãng mình nhạt hơn nước ốc” khi bằng mọi thủ thuật tổ chức dạy thêm để tăng thu nhập. Nhà trường đã có hơi hướng thương trường khiến không ít phụ huynh nghèo phải chạy sấp chạy ngửa vào mùa khai giảng. Càng buồn hơn khi không ít giáo sinh ra trường, cầm đơn xin việc chạy khắp nơi nhưng cánh cửa tuyển dụng chỉ thi thoảng mở ra rồi lạnh lùng đóng kín…
Buồn vậy nhưng lòng yêu nghề của hầu hết giáo viên vẫn vẹn nguyên khi nghĩ về những cô giáo trên bản xa heo hút, trong cặp lúc nào cũng đầy đủ kim chỉ vá khâu để những tấm áo học trò bớt mong manh khi mùa đông vùng cao đang đến. Có nơi thầy cô cặm cụi lau từng cái bàn, rửa từng cái ghế, phơi từng quyển sách, nhanh chóng đưa thư viện vào hoạt động sau trận lụt trắng trời để các em có điều kiện củng cố và khơi thông bài học.
Trước những tấm gương đồng nghiệp lặng lẽ mà chí tình như thế, tình yêu sư phạm của tôi và nhiều nhà giáo khác không có lý do gì nguội lạnh, càng không có lý do gì làm mờ đi chữ “Tâm” của đạo làm thầy.
Chia sẻ với bạn bè đồng nghiệp nhân ngày 20.11
Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010
nét "YÊU ĐỜI" trong yeudoi.net.
Yêu đời
nét "YÊU ĐỜI" trong yeudoi.net.
Thứ tư, ngày 17 tháng mười một năm 2010Món quà 20/11 gửi cô giáo nghỉ hưu.
Nhà giáo là một nghề thanh cao,nhưng cũng rất bạc bẽo,đời thường có được mấy điển hình học trò đền ơn đáp nghĩa thầy cô.Nhờ có ngày 20/11 hoặc do nhắc nhở của con em, mà nhiều phụ huynh mới sực nhớ mình cũng từng có thầy cô và sốt sắng sắm quà. Nhưng lại dành tặng các nhà giáo đương thời của con em mình,còn thầy cô cũ của bản thân chưa hẳn ai cũng sẵn lòng dầu chỉ là một lời vấn an.
Một điều đáng trách hơn, thỉnh thoảng ở đâu đó lại có sự cố bạo lực liên quan đến trò và thầy, làm mất đi giá trị tôn sư trọng đạo của bao đời. Thầy cô đã hao tổn nhiều tinh thần trong giáo dục đào tạo trẻ, nhưng về vật chất vẫn còn khó khăn bởi chưa có cơ chế phù hợp. Có thể vì sức khỏe hoặc do không đáp ứng mong mỏi sống được nhờ vào đồng lương,nên một số thầy cô đành chọn giải pháp rời bục giảng.Tự tìm cho mình một môi trường khác có điều kiện vật chất tốt hơn,thật là đáng tiếc, nhưng cũng dễ cảm thông. Đáng trách chăng là với những vị cố bám lấy ngành nhưng thoái hóa, làm mất đi hình ảnh đẹp trong mắt học trò, khi nghĩ về thầy cô.
Nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung (bởi đa số đều là phụ huynh học sinh) cần có chế độ đãi ngộ phù hợp, cũng như quan tâm hơn nữa đối với các thầy cô giáo. Nhất là những thầy cô đã đi hết chặng đường đủ tiêu chuẩn đáo hạn hưu trí. Họ xứng đáng được tôn vinh là những dũng sĩ (không phải danh hiệu nhà giáo ưu tú, hay nhân dân) trong sự nghiệp trồng người.Bởi những vị nầy với hồ sơ cá nhân trong sáng đã chứng tỏ được sự dũng cảm vượt lên thử thách,gắn bó với học đường. Vinh danh về sự đóng góp cũng như sự thủy chung với nghề đã chọn.
Bằng những dòng thơ thú vị,nhằm vinh danh một cô giáo đã hoàn tất sự nghiệp trồng người,kế tục xuất sắc nghiệp nhà.Bởi xuất thân từ một gia đình có truyền thống gõ đầu trẻ được nhiều người biết đến cũng như tỏ lòng ngưỡng mộ,nhưng không phải bất cứ thành viên nào cũng có được vinh hạnh nầy.Thật vậy Cô có quyền tự hào ngẩng cao đầu, đón nhận hai tiếng"chào cô" của phụ huynh cùng bao lứa học trò. Trích nguồn từ blog thanbao.tk, như một món quà nhắc lại nhân ngày 20/11 năm nay dành cho cô em, là giáo viên hưu trí. Sự độc đáo của bài thơ chính là sự vận dụng khéo léo các từ ngữ liên quan tới ngành giáo dục. Hơn thế nữa tên cô giáo và các thành viên trong gia đình đều có đủ trong một bài thơ.Chút thư giãn và chia sẻ niềm hân hoan cùng các thầy, cô nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2010. ( Thảo-Bân)
NGHIỆP GIA
Ngọc dũa bền tâm chốn học đường
Bảo ban tận tụy bút phê son
Hữu thời quý mến đàn trò nhỏ
Duyên thắm sân trường níu gót chân
Kế tục dày thêm trang giáo án
Thừa ơn từ phụ ấm chiều đông
Giáo dục thủy chung nghề đã chọn
Nghiệp gia vinh hiển trọn hồng ân
(tham khảo thêm trong blog.yeudoi.net)
nét "YÊU ĐỜI" trong yeudoi.net.
Thứ tư, ngày 17 tháng mười một năm 2010Món quà 20/11 gửi cô giáo nghỉ hưu.
Nhà giáo là một nghề thanh cao,nhưng cũng rất bạc bẽo,đời thường có được mấy điển hình học trò đền ơn đáp nghĩa thầy cô.Nhờ có ngày 20/11 hoặc do nhắc nhở của con em, mà nhiều phụ huynh mới sực nhớ mình cũng từng có thầy cô và sốt sắng sắm quà. Nhưng lại dành tặng các nhà giáo đương thời của con em mình,còn thầy cô cũ của bản thân chưa hẳn ai cũng sẵn lòng dầu chỉ là một lời vấn an.
Một điều đáng trách hơn, thỉnh thoảng ở đâu đó lại có sự cố bạo lực liên quan đến trò và thầy, làm mất đi giá trị tôn sư trọng đạo của bao đời. Thầy cô đã hao tổn nhiều tinh thần trong giáo dục đào tạo trẻ, nhưng về vật chất vẫn còn khó khăn bởi chưa có cơ chế phù hợp. Có thể vì sức khỏe hoặc do không đáp ứng mong mỏi sống được nhờ vào đồng lương,nên một số thầy cô đành chọn giải pháp rời bục giảng.Tự tìm cho mình một môi trường khác có điều kiện vật chất tốt hơn,thật là đáng tiếc, nhưng cũng dễ cảm thông. Đáng trách chăng là với những vị cố bám lấy ngành nhưng thoái hóa, làm mất đi hình ảnh đẹp trong mắt học trò, khi nghĩ về thầy cô.
Nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung (bởi đa số đều là phụ huynh học sinh) cần có chế độ đãi ngộ phù hợp, cũng như quan tâm hơn nữa đối với các thầy cô giáo. Nhất là những thầy cô đã đi hết chặng đường đủ tiêu chuẩn đáo hạn hưu trí. Họ xứng đáng được tôn vinh là những dũng sĩ (không phải danh hiệu nhà giáo ưu tú, hay nhân dân) trong sự nghiệp trồng người.Bởi những vị nầy với hồ sơ cá nhân trong sáng đã chứng tỏ được sự dũng cảm vượt lên thử thách,gắn bó với học đường. Vinh danh về sự đóng góp cũng như sự thủy chung với nghề đã chọn.
Bằng những dòng thơ thú vị,nhằm vinh danh một cô giáo đã hoàn tất sự nghiệp trồng người,kế tục xuất sắc nghiệp nhà.Bởi xuất thân từ một gia đình có truyền thống gõ đầu trẻ được nhiều người biết đến cũng như tỏ lòng ngưỡng mộ,nhưng không phải bất cứ thành viên nào cũng có được vinh hạnh nầy.Thật vậy Cô có quyền tự hào ngẩng cao đầu, đón nhận hai tiếng"chào cô" của phụ huynh cùng bao lứa học trò. Trích nguồn từ blog thanbao.tk, như một món quà nhắc lại nhân ngày 20/11 năm nay dành cho cô em, là giáo viên hưu trí. Sự độc đáo của bài thơ chính là sự vận dụng khéo léo các từ ngữ liên quan tới ngành giáo dục. Hơn thế nữa tên cô giáo và các thành viên trong gia đình đều có đủ trong một bài thơ.Chút thư giãn và chia sẻ niềm hân hoan cùng các thầy, cô nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2010. ( Thảo-Bân)
NGHIỆP GIA
Ngọc dũa bền tâm chốn học đường
Bảo ban tận tụy bút phê son
Hữu thời quý mến đàn trò nhỏ
Duyên thắm sân trường níu gót chân
Kế tục dày thêm trang giáo án
Thừa ơn từ phụ ấm chiều đông
Giáo dục thủy chung nghề đã chọn
Nghiệp gia vinh hiển trọn hồng ân
(tham khảo thêm trong blog.yeudoi.net)
Nhớ Trường Xưa
Nhớ Trường Xưa
Ngó trời xanh thấy chim về chốn cũ
Ta ước mình được trở lại trường xưa
Qua bao năm bên xứ người xa lạ
Trong cô đơn ao ước một ngày về.
Khi vẫn biết người xưa không còn nữa
Và bạn bè mỗi đứa một phương trời
Thầy cô cũ dần rời xa bục giảng
Tôi trở về với kỷ niệm thân thương.
Ôi! Ghế đá ngày nào tôi vẫn đợi
Chắc rêu phong theo dòng chảy cuộc đời
Phượng ủ rũ theo mùa hạ vương vấn
Ve đầu hè khẽ gọi mùa chia tay.
Đôi mắt nai tuổi trăng tròn thuở ấy
Tôi muốn nhìn như những lúc còn thơ
Tiềng guốc đưa dọc hành lang cuối dãy
Mang yêu thương trong buổi mới vào trường.
Tuy tất cả đã lùi vào quá khứ
Với thời gian còn lại được những gì
Nhưng tấm lòng của người con xa xứ
Luôn hướng về trường cũ ở quê hương.
Tôi lặng lẽ gởi vào những câu thơ
Niềm yêu thương êm ái chẳng bến bờ
Nét mực khô lệ chảy dài trên má
Biết bao giờ được trở lại trường xưa.
(Sưu tầm)
Ngó trời xanh thấy chim về chốn cũ
Ta ước mình được trở lại trường xưa
Qua bao năm bên xứ người xa lạ
Trong cô đơn ao ước một ngày về.
Khi vẫn biết người xưa không còn nữa
Và bạn bè mỗi đứa một phương trời
Thầy cô cũ dần rời xa bục giảng
Tôi trở về với kỷ niệm thân thương.
Ôi! Ghế đá ngày nào tôi vẫn đợi
Chắc rêu phong theo dòng chảy cuộc đời
Phượng ủ rũ theo mùa hạ vương vấn
Ve đầu hè khẽ gọi mùa chia tay.
Đôi mắt nai tuổi trăng tròn thuở ấy
Tôi muốn nhìn như những lúc còn thơ
Tiềng guốc đưa dọc hành lang cuối dãy
Mang yêu thương trong buổi mới vào trường.
Tuy tất cả đã lùi vào quá khứ
Với thời gian còn lại được những gì
Nhưng tấm lòng của người con xa xứ
Luôn hướng về trường cũ ở quê hương.
Tôi lặng lẽ gởi vào những câu thơ
Niềm yêu thương êm ái chẳng bến bờ
Nét mực khô lệ chảy dài trên má
Biết bao giờ được trở lại trường xưa.
(Sưu tầm)
Lời Ru Của Thầy
Lời Ru Của Thầy
Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này
Lời ru của gió màu mây
Con sông của mẹ đường cày của cha
Bắt đầu cái tuổi lên ba
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!
Thầy không ru đủ nghìn câu
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời
Tuổi thơ em có một thời
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm
Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây
Thầy ru hết cả mê say
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.
Mẹ ru em ngủ tròn đêm
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày
Trong em hạt chữ xếp dày
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm
Từ trong vòm mát ngôi trường
Xin lời ru được dẫn đường em đi
(Con đường thầy ngỡ đôi khi
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình
Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này
Lời ru của gió màu mây
Con sông của mẹ đường cày của cha
Bắt đầu cái tuổi lên ba
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!
Thầy không ru đủ nghìn câu
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời
Tuổi thơ em có một thời
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm
Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây
Thầy ru hết cả mê say
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.
Mẹ ru em ngủ tròn đêm
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày
Trong em hạt chữ xếp dày
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm
Từ trong vòm mát ngôi trường
Xin lời ru được dẫn đường em đi
(Con đường thầy ngỡ đôi khi
Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình
Lời Của Thầy
Lời Của Thầy
Rồi các em một ngày sẽ lớn
Sẽ bay xa đến tận cùng trời
Có bao giờ nhớ lại các em ơi
Mái trường xưa một thời em đã sống
Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng
Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao
Thuở học về cái nắng xôn xao
Lòng thơm nguyên như mùi mực mới
Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới
Thầy trò mình cũng có lúc chia xa
Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha
Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ
Một lời khuyên biết thế nào cho đủ
Các em mang theo mỗi bước hành trình
Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:
Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá...
Rồi các em mỗi người đi mỗi ngả
Chim tung trời bay bổng cánh thanh niên
Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền
Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ
(Tạ Nghi Lễ)
Rồi các em một ngày sẽ lớn
Sẽ bay xa đến tận cùng trời
Có bao giờ nhớ lại các em ơi
Mái trường xưa một thời em đã sống
Nơi đã đưa em lên tầm cao ước vọng
Vị ngọt đầu đời bóng mát ca dao
Thuở học về cái nắng xôn xao
Lòng thơm nguyên như mùi mực mới
Dẫu biết rằng những tháng ngày sắp tới
Thầy trò mình cũng có lúc chia xa
Sao lòng thầy canh cánh nỗi thiết tha
Muốn gởi các em thêm đôi điều nhắn nhủ
Một lời khuyên biết thế nào cho đủ
Các em mang theo mỗi bước hành trình
Các em lúc nào cũng nhớ đừng quên:
Sống cho xứng với lương tâm phẩm giá...
Rồi các em mỗi người đi mỗi ngả
Chim tung trời bay bổng cánh thanh niên
Ở nơi đâu: rừng sâu, biên giới khắp ba miền
Ở nơi đâu có thầy luôn thương nhớ
(Tạ Nghi Lễ)
Thời đã xa
Thời đã xa
Trở lại sân trường
Nắng ngẩn ngơ nhìn ta xa lạ
Chùm phượng đỏ hôm nao
Giờ chỉ xanh màu lá
Vết chân xưa mưa nắng cũng nhoà!
Chỗ ngồi kia đâu phải của riêng ta
Còn đâu nữa những giờ học
Thả hồn theo gió
Lời mắng nhẹ nhàng của thầy
Giờ đây nghe xa quá!
Kỉ niệm tràn về thật ngân nga!
Thật ư
Thời học trò đã xa
Tuổi thơ cũng vụt qua
Ta lặng lẽ bước đi trong niềm nhớ
Thầy cô bạn bè ơi!
Biết vao giờ gặp lại
Thời gian thì trôi mãi
Trôi xa!!
Trở lại sân trường
Nắng ngẩn ngơ nhìn ta xa lạ
Chùm phượng đỏ hôm nao
Giờ chỉ xanh màu lá
Vết chân xưa mưa nắng cũng nhoà!
Chỗ ngồi kia đâu phải của riêng ta
Còn đâu nữa những giờ học
Thả hồn theo gió
Lời mắng nhẹ nhàng của thầy
Giờ đây nghe xa quá!
Kỉ niệm tràn về thật ngân nga!
Thật ư
Thời học trò đã xa
Tuổi thơ cũng vụt qua
Ta lặng lẽ bước đi trong niềm nhớ
Thầy cô bạn bè ơi!
Biết vao giờ gặp lại
Thời gian thì trôi mãi
Trôi xa!!
Ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam (20-11)
(Thứ Ba, 18/11/2008-8:54 AM) Theo báo Hội Người cao tuổi
Ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam (20-11)
Cách đây hơn 54 năm, tháng 8-1954 do sáng kiến của Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (FISE), hội nghị quốc tế các nhà giáo với nòng cốt là công đoàn giáo dục các nước XHCN đã nhất trí thông qua “bản hiến chương các nhà giáo”.
Tháng 8-1957. Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vác-xa-va (Ba Lan) đã quyết định lấy ngày 20-11 hằng năm là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Bản Hiến chương các nhà giáo gồm 15 chương, trong đó có một số nội dung chủ yếu:
Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Đấu tranh thủ tiêu các chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học và ra sức bảo vệ những quyền lợi về vật chất, tinh thần chính đáng cho các nhà giáo. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.
Được sự nhất trí của Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là ĐCSVN), Ban Chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phổ biến toàn văn bản Hiến chương các nhà giáo đến các trường học, các cơ quan giáo dục miền Bắc; đồng thời thông tin đến các giáo giới, đồng bào, học sinh, sinh viên miền Nam và quyết định tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên ở nước ta vào ngày 20-11-1958.
Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20-11-1958, không những được tổ chức tại Hà Nội, mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh (giới tuyến quân sự tạm thời giữa ta và địch) đến các vùng biên giới hải đảo. Từ miền núi đến vùng đồng bằng ở miền Bắc đều có những hoạt động phong phú tại các trường học trên địa bàn huyện, quận, thị xã... Nhiều thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Bắc gửi lên Hồ Chủ tịch, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ với lời hứa quyết tâm học tập, rèn luyện, nâng cao giác ngộ cách mạng XHCN, ý thức đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng nhà trường XHCN. Hàng nghìn lá thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam; thông qua đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đã nói lên lòng sôi sục căm thù Mỹ-Diệm phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, cố tình chia cắt lâu dài nước ta, ủng hộ phong trào đấu tranh của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam Việt Nam chống Mỹ-Diệm; đòi thực hiện một nền giáo dục dân tộc, dùng tiếng Việt dạy trong các trường đại học, đòi tăng ngân sách cho giáo dục để mở trường lớp, bảo đảm việc học tập cho học sinh, bài trừ tệ nạn văn hóa-giáo dục nô dịch trụy lạc của đế quốc Mỹ; đấu tranh chống mọi cuộc đàn áp, bắt bớ, tù đày, sát hại những nhà giáo, học sinh, sinh viên yêu nước tại miền Nam Việt Nam và kiên quyết đấu tranh nhằm đem lại hòa bình, độc lập, thống nhất nước nhà.
Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20-11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
Với ý nghĩa tích cực của Ngày 20-11, theo nguyện vọng của giáo giới cả nước, kiến nghị của Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ VIII (tháng 4-1982) và Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng Cục dạy nghề, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em… Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26-9-1982 quyết định hằng năm sẽ lấy ngày 20-11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Quyết định số 167/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với giáo giới nước ta và đánh giá cao vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên, những người làm công tác giáo dục trong sự nghiệp đào tạo lớp người lao động mới vừa có đức, vừa có tài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Phạm Đình Toàn
Ý nghĩa của ngày nhà giáo Việt Nam (20-11)
Cách đây hơn 54 năm, tháng 8-1954 do sáng kiến của Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (FISE), hội nghị quốc tế các nhà giáo với nòng cốt là công đoàn giáo dục các nước XHCN đã nhất trí thông qua “bản hiến chương các nhà giáo”.
Tháng 8-1957. Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vác-xa-va (Ba Lan) đã quyết định lấy ngày 20-11 hằng năm là Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Bản Hiến chương các nhà giáo gồm 15 chương, trong đó có một số nội dung chủ yếu:
Đấu tranh chống mọi quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học của nền giáo dục tư sản, phong kiến nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ, dân chủ và khoa học. Đấu tranh thủ tiêu các chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học và ra sức bảo vệ những quyền lợi về vật chất, tinh thần chính đáng cho các nhà giáo. Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao vị trí nghề dạy học và những người dạy học.
Được sự nhất trí của Ban Bí thư Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (nay là ĐCSVN), Ban Chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã phổ biến toàn văn bản Hiến chương các nhà giáo đến các trường học, các cơ quan giáo dục miền Bắc; đồng thời thông tin đến các giáo giới, đồng bào, học sinh, sinh viên miền Nam và quyết định tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên ở nước ta vào ngày 20-11-1958.
Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20-11-1958, không những được tổ chức tại Hà Nội, mà còn diễn ra từ Vĩnh Linh (giới tuyến quân sự tạm thời giữa ta và địch) đến các vùng biên giới hải đảo. Từ miền núi đến vùng đồng bằng ở miền Bắc đều có những hoạt động phong phú tại các trường học trên địa bàn huyện, quận, thị xã... Nhiều thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Bắc gửi lên Hồ Chủ tịch, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ với lời hứa quyết tâm học tập, rèn luyện, nâng cao giác ngộ cách mạng XHCN, ý thức đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng nhà trường XHCN. Hàng nghìn lá thư của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam; thông qua đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam đã nói lên lòng sôi sục căm thù Mỹ-Diệm phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, cố tình chia cắt lâu dài nước ta, ủng hộ phong trào đấu tranh của giáo giới, học sinh, sinh viên miền Nam Việt Nam chống Mỹ-Diệm; đòi thực hiện một nền giáo dục dân tộc, dùng tiếng Việt dạy trong các trường đại học, đòi tăng ngân sách cho giáo dục để mở trường lớp, bảo đảm việc học tập cho học sinh, bài trừ tệ nạn văn hóa-giáo dục nô dịch trụy lạc của đế quốc Mỹ; đấu tranh chống mọi cuộc đàn áp, bắt bớ, tù đày, sát hại những nhà giáo, học sinh, sinh viên yêu nước tại miền Nam Việt Nam và kiên quyết đấu tranh nhằm đem lại hòa bình, độc lập, thống nhất nước nhà.
Việc tổ chức Ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo 20-11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của giáo giới Việt Nam. Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, một dân tộc có mấy nghìn năm văn hiến và có truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo.
Với ý nghĩa tích cực của Ngày 20-11, theo nguyện vọng của giáo giới cả nước, kiến nghị của Đại hội Công đoàn Giáo dục Việt Nam lần thứ VIII (tháng 4-1982) và Bộ Giáo dục, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Tổng Cục dạy nghề, Ủy ban Bảo vệ bà mẹ trẻ em… Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Quyết định số 167/HĐBT, ngày 26-9-1982 quyết định hằng năm sẽ lấy ngày 20-11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam. Quyết định số 167/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với giáo giới nước ta và đánh giá cao vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên, những người làm công tác giáo dục trong sự nghiệp đào tạo lớp người lao động mới vừa có đức, vừa có tài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Phạm Đình Toàn
Thơ tự chế bạn Trần Phương Minh nhân ngày 20.11
Bố mẹ cho em hình hài Thầy Cô cho em nghị lực .
Bố mẹ cho em cuộc sống , Thầy Cô cho em niềm tin.
Bố mẹ cho em khôn lớn , Thầy Cô nuôi óc em
Mai này khi óc lớn sẽ là hạt giống Việt Nam.
( Thơ tự chế Trần Phương Minh )
Bố mẹ cho em cuộc sống , Thầy Cô cho em niềm tin.
Bố mẹ cho em khôn lớn , Thầy Cô nuôi óc em
Mai này khi óc lớn sẽ là hạt giống Việt Nam.
Mai sau khi già nua chỉ còn có bóng Thầy Cô.
( Thơ tự chế Trần Phương Minh )
Bài viết bạn Trần Phương Minh nhân ngày 20.11
Nếu kiến thức là một thế giới mênh mông thì thầy cô là Cánh cửa đưa ta đến chân trời mới.
Nếu mỗi cuộc đời là một cánh diều ,thì thầy cô là ngọn gió nâng những cánh diều bay cao.
Cảm ơn thầy cô đã suốt một đời tận tụy . Một món quà ý nghĩa trao trọn niềm yêu thương.
Nhân ngày 20.11. em kính chúc thầy có một cuộc sống thịnh vượng , tươi trẻ như hoa hướng dương
Học trò thầy Đăng
Trần Phương Minh
Nếu mỗi cuộc đời là một cánh diều ,thì thầy cô là ngọn gió nâng những cánh diều bay cao.
Cảm ơn thầy cô đã suốt một đời tận tụy . Một món quà ý nghĩa trao trọn niềm yêu thương.
Nhân ngày 20.11. em kính chúc thầy có một cuộc sống thịnh vượng , tươi trẻ như hoa hướng dương
Học trò thầy Đăng
Trần Phương Minh
Thứ Hai, 8 tháng 11, 2010
Ich loi cua nu cuoi
Slides : Ích lợi của nụ cười ...
Xem slides xin click tại đây
Cười là một thần dược
trị được cả bệnh thể xác
lẫn bệnh tâm hồn.
Cười làm cho ta cởi mở bao dung và có một tinh thần lạc quan yêu đời.
Cười làm tăng hồng huyết cầu và lá lách hoạt động tích cực hơn.
Cười làm tăng sinh lực,
khiến ta vui vẻ lanh lợi và thêm lòng yêu thương.
Cười làm cánh cửa cảm thông
rộng mở thật dễ dàng với mọi người.
Cười mỉm, cười nụ, cười ra tiếng,
đều làm khuôn mặt chúng ta dễ mến hơn.
Cười làm thư giãn các bắp thịt trên mặt, xua tan những vết nhăn.
Cười làm toàn thân được nhẹ nhàng, thanh tịnh, thư thái và an lạc.
Cười giúp ta tránh được tâm trạng cay đắng khổ đau,
giúp phản ứng kịp thời.
Cười giúp cho tâm hồn lành mạnh
và thêm khả năng sáng tạo trong công việc.
Cười nhiều giúp ta biết tự kỷ có trách nhiệm và thực tế hơn.
Cười nhiều tránh được buồn nản,
dễ thành công vì tiếng cười là trí tuệ.
Cười là khoảng cách ngắn nhất giữa hai tâm hồn,
là biết nghệ thuật sống.
Cười dễ vui cùng cái vui của người khác,
hoan hỉ như mình thành đạt vậy.
Cười có thể làm tan di nỗi bực mình,
buồn phiền của người đối diện.
Cười giúp ta vui sống hiện tại,
quên hết quá khứ và lo lắng về tương lai.
Cười giúp ta trở về với chính mình,
để thực sự bước vào đời sống mới.
Cười có nhiều lợi ích cho ta
về sức khỏe, tinh thần và cảm xúc tâm linh.
Cười giúp hồn nhiên tươi sáng,
có nhiều khả năng chống lại bệnh tật.
Cười giúp các hồng huyết cầu tăng lên, có sức đề kháng mạnh.
Cười làm giảm phong thấp,
các khớp xương đỡ bị sưng và chống sưng.
Cười tránh được nhức đầu, đau tim, cao huyết áp và mỡ trong máu.
Cười giúp tống khứ các khí dơ,
thêm nhiều dưỡng khí cho bộ não thông minh.
Cười làm giảm các chất tồn đọng trong thận,
sẽ cho ta sống khỏe hơn.
Cười làm tăng máu, chống viêm khớp,
làm con người luôn tỉnh táo.
Cười tạo điều kiện cho ánh sáng nội tâm thể hiện,
thấu suốt mọi sự vật.
-Cười giúp những nét phiền muộn tan biến,
gương mặt trở nên tươi trẻ ra.
Chính vì thế mà rải rác khắp nơi trên thế giới,
người ta tổ chức những “festival cười”.
Xem slides xin click tại đây
Cười là một thần dược
trị được cả bệnh thể xác
lẫn bệnh tâm hồn.
Cười làm cho ta cởi mở bao dung và có một tinh thần lạc quan yêu đời.
Cười làm tăng hồng huyết cầu và lá lách hoạt động tích cực hơn.
Cười làm tăng sinh lực,
khiến ta vui vẻ lanh lợi và thêm lòng yêu thương.
Cười làm cánh cửa cảm thông
rộng mở thật dễ dàng với mọi người.
Cười mỉm, cười nụ, cười ra tiếng,
đều làm khuôn mặt chúng ta dễ mến hơn.
Cười làm thư giãn các bắp thịt trên mặt, xua tan những vết nhăn.
Cười làm toàn thân được nhẹ nhàng, thanh tịnh, thư thái và an lạc.
Cười giúp ta tránh được tâm trạng cay đắng khổ đau,
giúp phản ứng kịp thời.
Cười giúp cho tâm hồn lành mạnh
và thêm khả năng sáng tạo trong công việc.
Cười nhiều giúp ta biết tự kỷ có trách nhiệm và thực tế hơn.
Cười nhiều tránh được buồn nản,
dễ thành công vì tiếng cười là trí tuệ.
Cười là khoảng cách ngắn nhất giữa hai tâm hồn,
là biết nghệ thuật sống.
Cười dễ vui cùng cái vui của người khác,
hoan hỉ như mình thành đạt vậy.
Cười có thể làm tan di nỗi bực mình,
buồn phiền của người đối diện.
Cười giúp ta vui sống hiện tại,
quên hết quá khứ và lo lắng về tương lai.
Cười giúp ta trở về với chính mình,
để thực sự bước vào đời sống mới.
Cười có nhiều lợi ích cho ta
về sức khỏe, tinh thần và cảm xúc tâm linh.
Cười giúp hồn nhiên tươi sáng,
có nhiều khả năng chống lại bệnh tật.
Cười giúp các hồng huyết cầu tăng lên, có sức đề kháng mạnh.
Cười làm giảm phong thấp,
các khớp xương đỡ bị sưng và chống sưng.
Cười tránh được nhức đầu, đau tim, cao huyết áp và mỡ trong máu.
Cười giúp tống khứ các khí dơ,
thêm nhiều dưỡng khí cho bộ não thông minh.
Cười làm giảm các chất tồn đọng trong thận,
sẽ cho ta sống khỏe hơn.
Cười làm tăng máu, chống viêm khớp,
làm con người luôn tỉnh táo.
Cười tạo điều kiện cho ánh sáng nội tâm thể hiện,
thấu suốt mọi sự vật.
-Cười giúp những nét phiền muộn tan biến,
gương mặt trở nên tươi trẻ ra.
Chính vì thế mà rải rác khắp nơi trên thế giới,
người ta tổ chức những “festival cười”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)