Tìm kiếm Blog này
Chủ Nhật, 22 tháng 7, 2012
Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012
Một câu chuyện về lòng kiên trì
Một câu chuyện về lòng kiên trì
1. Tôi là cựu giáo viên dạy nhạc tại một
trường tiểu học ở DeMoines. Tôi luôn kiếm được lợi tức từ công việc dạy đàn
dương cầm _ đó là một công việc mà tôi đã làm suốt 30 năm qua. Trong thời gian
đó, tôi đã gặp nhiều trẻ em có những khả năng về âm nhạc ở nhiều cấp độ khác
nhau. Tôi chưa bao giờ có hứng thú trong việc có học sinh thuộc dạng "cần
nâng đỡ" mặc dù tôi đã từng dạy một vài học sinh tài năng. Tuy nhiên tôi
cũng dành thì giờ vào những học sinh mà tôi gọi là "trơ nhạc". Một
trong những học sinh đó là Robby.
Robby đã 11 tuổi khi mẹ cậu thả vào lớp
trong bài học dương cầm đầu tiên. Tôi thích những học sinh (đặc biệt là những
cậu bé) bắt đầu ở lứa tuổi nhỏ hơn, và nói điều đó với Robby. Nhưng Robby nói
rằng mẹ cậu luôn luôn mơ ước được nghe cậu chơi dương cầm. Vì vậy tôi đã nhận
cậu vào học. Thế là Robby bắt đầu những bài học dương cầm đầu tiên và tôi nghĩ
rằng đó là sự cố gắng vô vọng. Robby càng cố gắng, cậu càng thiếu khả năng cảm
thụ âm nhạc cần thiết để tiến bộ. Nhưng cậu rất nghiêm túc trong việc ôn lại
những bài học và những bản nhạc sơ đẳng mà tôi yêu cầu cất cả các học sinh của
mình đều phải học. Sau nhiều tháng ròng rã, cậu miệt mài cố gắng và tôi vẫn cứ
lắng nghe và cố động viên cậu. Cứ hết mỗi bài học hàng tuần, cậu luôn nói:
"Một ngày nào đó mẹ em sẽ đến đây để nghe em chơi đàn". Nhưng điều đó
dường như vô vọng. Cậu không hề có một năng khiếu bẩm sinh nào. Tôi chỉ thấy mẹ
cậu (một phụ nữ không chồng) ở một khoảng cách khá xa khi thả cậu xuống xe và
chờ cậu trong một chiếc xe hơi cũ mèm khi đến đón cậu. Bà luôn vẫy tay và mỉm
cười nhưng không bao giờ ở lại lâu.
Thế rồi một ngày nọ Robby không đến học
nữa, tôi định gọi điện cho cậu nhưng thôi, bởi vì cậu không hề có chút năng
khiếu nào, có lẽ cậu đã quyết định theo đuổi một con đường khác. Tôi cũng vui
khi cậu không đến nữa. Cậu làm cho sự quảng bá trong việc dạy dỗ của tôi mất ưu
thế! Vài tuần sau đó, tôi gởi đến nhà những học sinh của mình các tờ bướm thông
báo cho buổi diễn tấu sắp tới. Trước sự ngạc nhiên của tôi, Robby (cũng đã nhận
một tờ bướm) hỏi xem cậu có được tham dự biểu diễn hay không. Tôi bảo với cậu,
buổi diễn chỉ dành cho học sinh đang học, vì cậu đã thôi học nên cậu sẽ không
đủ khả năng thực hiện. Cậu nói rằng mẹ cậu đang ốm và không thể chở cậu đi học
nữa, nhưng cậu vẫn luôn luyện tập. "Cô Hondorf… cô cho em diễn một lần
thôi…", cậu nài nỉ. Tôi không hiểu điều gì đã xui khiến tôi cho phép cậu
chơi trong buổi trình tấu đó. Có thể là cậu đã tha thiết quá, hoặc là một điều
gì đó trong tôi đã bảo mách tôi rằng điều đó là đúng.
Đêm biểu diễn đã đến. Trong hội trường đông
nghịt những phụ huynh, bạn bè và họ hàng. Tôi bố trí cho Robby ở cuối chương
trình trước khi tôi xuất hiện để kết thúc và cảm ơn những học sinh đã trình
diễn. Tôi nghĩ rằng tất cả những rủi ro mà cậu có thể gây ra cũng là lúc kết
thúc và nếu có bề gì thì tôi cũng có thể "chữa cháy" cho sự biểu diễn
yếu kém của cậu bằng tiết mục "hạ màn" của tôi. Và buổi biểu diễn
trôi qua không một trở ngại nào. Những học sinh đã luyện tập nhuần nhuyễn và
trình bày rất tốt. Thế rồi Robby bước ra sân khấu. A? quần cậu nhàu nát và mái
tóc như tổ quạ.
"Tại sao cậu lại không ăn vận như
những học sinh khác nhỉ? Tôi nghĩ "Tại sao ít ra mẹ cậu lại không chải tóc
cho cậu vào cái đêm đặc biệt như thế này chứ?"
Robby mở nắp đàn lên và bắt đầu. Tôi ngạc
nhiên khi thấy cậu tuyên bố rằng cậu chọn bản Concerto số 21 cung Đô trưởng của
Mozart. Tôi hoàn toàn bất ngờ khi nghe những gì tiếp theo đó. Những ngón tay
của cậu lấp lánh, nhảy múa trên những phím ngà. Cậu đã chơi những giai điệu từ
nhẹ nhàng êm dịu đến hùng tráng… thật có hồn và đầy điêu luyện trong sự phối âm
tuyệt diệu của nhạc Mozart. Chưa bao giờ tôi nghe một đứa trẻ ở tuổi ấy trình
bày nhạc Mozart hay đến thế. Sau 6 phút rưỡi cậu đã kết thúc trong một âm thanh
huy hoàng mạnh mẽ và mọi người đều đứng lên vỗ tay. Không nén được lệ tràn
trong mắt, tôi chạy lên sân khấu và vòng tay ôm lấy Robby trong hạnh phúc:
"Cô chưa bao giờ nghe em chơi hay như thế Robby ạ. Làm sao em có thể làm
được điều đó?". Robby giải thích qua chiếc micro "Thưa cô Hondorf… cô
có nhớ là em đã kể rằng mẹ em đang ốm? Thực ra, mẹ em đã bị ung thư và qua đời
sáng nay. Mẹ em bị điếc bẩm sinh vì vậy đêm nay là đêm đầu tiên mẹ em nghe thấy
em đàn. Em muốn làm điều gì đó thật là đặc biệt".
Tối hôm ấy, trong hội trường không đôi mắt
nào không nhỏ lệ. Khi những người ở Trại Xã Hội đưa cậu từ sân khấu trở về trại
mồ côi tôi nhận thấy mắt họ đỏ và sưng mọng. Tôi chợt nghĩ, đời tôi nhiều ý
nghĩa biết bao khi đã từng nhận một học sinh như Robby. Không, tôi chưa bao giờ
nhận một học sinh nào "cần nâng đỡ", nhưng đêm đó tôi trở thành người
được nâng đỡ bởi Robby. Cậu là thầy của tôi và tôi chỉ là một học trò. Bởi vì
cậu đã dạy cho tôi ý nghĩa của sự kiên trì, của tình yêu và niềm tin trong chính
con người của chúng ta và điều đó có thể tạo ra cho người khác một cơ hội mà
chúng ta không biết vì sao. Điều này càng đặc biệt ý nghĩa hơn khi sau này tôi
biết Robby bị chết trong vụ nổ bom điên rồ tại tòa nhà Alfred P. Murrah Federal
ở thành phố Oklahoma
vào tháng 4 năm 1995 nơi cậu đang biểu diễn.
( Từ Reader’s Digest)
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)